ĐỊNH GIÁ VÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU – NHÃN HIỆU GIÁ TRỊ VIỆT NAM



 
 
HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ VÀ TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH
“ĐỊNH GIÁ VÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU – NHÃN HIỆU GIÁ TRỊ VIỆT NAM”
 
         Thương hiệu, nhãn hiệu là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và là một trong những tài sản quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó. Thương hiệu, nhãn hiệu không chỉ là minh chứng cho bề dày thành tích phát triển của mỗi doanh nghiệp mà còn là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh, ghi dấu ấn trên thị trường. Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, thương hiệu, nhãn hiệu còn được coi là tài sản quốc gia. Việc xây dựng được một thương hiệu mạnh không chỉ khẳng định vị thế vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường mà còn góp phần to lớn vào việc quảng bá hình ảnh, nâng cao sức mạnh và niềm kiêu hãnh của quốc gia đó. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu một cách hiệu quả thì việc xác định giá trị thương hiệu và nhãn hiệu là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đó. Đây là nhu cầu thiết thực của mọi thành phần trong nền kinh tế.
 
         Định giá thương hiệu đang trở nên ngày một quan trọng và được coi là công cụ quản lý thương hiệu hiệu quả, giúp tính toán giá trị kinh tế của thương hiệu, góp phần hỗ trợ cho các quyết định tài chính và đầu tư marketing. Đồng thời hoạt động này sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lợi thế kinh doanh và định hướng kế hoạch phát triển của doanh nghiệp một cách bền vững trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. Trên thế giới, việc định giá thương hiệu đã diễn ra từ lâu và là hoạt động phổ biến, nhất là trong hoạt động mua bán, sáp nhập, kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, hiểu rõ về giá trị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được mức giá phù hợp khi tiến hành bán cổ phần doanh nghiệp của mình và giúp nhà nước tránh được tình trạng thất thoát tài chính khi tiến hành cổ phần hóa.
 
         Ở Việt Nam, việc định giá thương hiệu vẫn còn được coi là tương đối mới mẻ. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng việc định giá thương hiệu. Thực tế cho thấy, vì không tiến hành định giá thương hiệu, không biết được giá trị thực sự của thương hiệu nên nhiều hoạt động mua bán, sáp nhập, chuyển nhượng, doanh nghiệp đã không được định giá đúng với giá trị thực tế. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp mất đi một lượng lớn tài sản từ việc bỏ qua giá trị vô hình này.
 
         Trước bối cảnh đó, để kịp thời đáp ứng nhu cầu định giá thương hiệu, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam phối hợp Công ty TNHH PwC Việt Nam tổ chức chương trình thường niên “Định giá và truyền thông thương hiệu, nhãn hiệu giá trị tại Việt Nam” năm 2020 (Chương trình). Việc triển khai chương trình nhằm giúp các doanh nghiệp trang bị kiến thức và nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc định giá thương hiệu. Thông qua chương trình, các doanh nghiệp tham gia và cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu sẽ xác định được giá trị thị trường ước tính của thương hiệu để phục vụ cho việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu cũng giá trị thị trường của doanh nghiệp.
 
        Chương trình “Định giá và truyền thông thương hiệu, nhãn hiệu giá trị tại Việt Nam” năm 2020, bên cạnh Đơn vị tổ chức là Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam, Công ty TNHH PwC Việt Nam đóng vai trò là đơn vị chuyên môn triển khai hoạt động định giá. Thành lập năm 1854, PwC là thương hiệu hàng đầu trên thế giới về dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn thuế, luật, tư vấn quản lý và tài chính chất lượng cao có thành viên mạng lưới trải dài trên 155 quốc gia với hơn 284,000 nhân viên. Tại Việt Nam, PwC đã có mặt trên 26 năm, với đội ngũ chuyên gia hơn 1000 người Việt Nam và nước ngoài có năng lực và kiến thức chuyên sâu, am hiểu sâu sắc môi trường kinh doanh tại Việt Nam và hiểu biết sâu rộng các chính sách và thủ tục đầu tư, thuế, pháp luật, kế toán và tư vấn trên cả nước. Với năng lực chuyên môn sâu rộng của mình, trong khuôn khổ chương trình, PwC sẽ thực hiện việc xác định giá trị thương hiệu của Doanh nghiệp có nhu cầu. Bằng việc phối hợp giữa các tổ chức trong nước và Quốc tế, chương trình sẽ có sự đánh giá đa chiều, qua đó giá trị thương hiệu, nhãn hiệu được định ra bởi sự giao thoa giữa những nhận định của cơ quan nhà nước, hiệp hội trong nước và Quốc tế, các doanh nghiệp và cộng đồng.    

Tin khác

Hội viên

  • viettien
  • src
  • vnpt
  • trapharco
  • Bảo việt
  • Tổng công ty 36
  • vingroup
  • Bkav
  • vinasoy
  • vedan
  • Rossi