Tham dự tọa đàm gồm có: Luật sư Phạm Nghiêm Xuân Bắc (Phó chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam - VIPA); TS Nguyễn Văn Viễn (Chủ tịch Hội SHTT-TP.HCM); Luật sư Peter Fowler (Đặc phái viên Đông Á của cơ quan USPTO – Hoa Kỳ); Luật sư Nguyễn Minh Hương (Phó Chủ tịch Hội SHTT-TP.HCM); nhà báo Lương Hoàng Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo; và một số tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và quyền tác giả tại TP.HCM.
Trình bày tại tọa đàm, Bà Nguyễn Thị Thanh Hà - Trưởng phòng pháp chế và chính sách Cục SHTT cho biết: “So với pháp luật hiện hành của VN về SHTT, chúng ta có nhiều cam kết hoàn toàn phù hợp với pháp luật, thực tiễn quản lý nhà nước, mặc dù chưa được quy định trong pháp luật nhưng cũng có nhiều cam kết dẫn đến những thay đổi lớn về pháp luật. Việt Nam là nước phát triển ở mức thấp nhất trong khối TPP cũng như trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, việc cam kết tuân thủ nguyên tắc bảo hộ SHTT của khu vực là một quyết tâm nỗ lực hết sức lớn lao của Nhà nước Việt Nam. Có thể nói với cơ chế bảo hộ quyền SHTT cao, xã hội Việt Nam khi còn ở trong giai đoạn phát triển ở trình độ thấp thì chưa được hưởng nhiều lợi ích về SHTT, mà phải chịu những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, đó là luật chơi, là sự trả giá để tạo khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có thể xâm nhập được thị trường khu vực TPP”.
Đặc biệt đến tham dự chương trình lần này ông Peter Fowler, Luật sư tư vấn cấp cao về Thực thi, bảo vệ quyền SHTT; Đặc phái viên khu vực Đông Nam Á, USPTO, đã chia sẻ về Bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ - điều kiện sống còn trong thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế đất nước, Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ trong việc xác lập quyền SHTT. Theo ông, hệ thống pháp luật SHTT chặt chẽ sẽ hỗ trợ cho nền phát triển kinh tế, qua đó khẳng định sự phát triển của doanh nghiệp và tổ chức. Chính phủ cần phải hỗ trợ thực thi hiệu quả quyền SHTT cũng như cần có môi trường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Với chuyên đề; Tóm tắt các yêu cầu của TPP đối với pháp luật SHTT của VN, Hoàn thiện Luật SHTT Việt Nam – Nhu cầu từ thực tiễn 10 năm thực hiện Luật SHTT và Hội nhập. Vai trò của Hội sở hữu trí tuệ VN và các Hội thành viên trong công tác giám sát và hoàn thiện luật SHTT, được Luật sư Phạm Nghiêm Xuân Bắc, phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký VIPA trình bày tại buổi tọa đàm.
Các khách mời và DN có dịp trao đổi, thảo luận xoay quanh quyền SHTT bằng nhiểu câu hỏi gửi đến các diễn giả về cách xác lập quyển SHTT, đóng góp về thực tiễn quyền SHTT tuy được ban hành đầy đủ nhưng hoạt động phản biện và giám định xã hội mang tính độc lập còn nhiều vướng mắc, thời gian và cách thức xác lập quyền SHTT luôn là vấn đề mà các khách mời quan tâm…
Tọa đàm đã thu hút sự tham gia của lãnh đạo và đại diện của bộ, ngành thuộc các tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, thể hiện tầm quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Theo đó, Tọa đàm lần này là một hoạt động quan trọng, cung cấp thông tin vô cùng hữu ích, góp phần hiện thực hóa mục tiêu: “Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của quyền SHTT đối với phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quyền SHTT thực sự trở thành công cụ thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung; tạo ra nhận thức trong toàn xã hội để thực hiện các cam kết quốc tế về SHTT trong quá trình hội nhập”.
- Lịch thi THPT Quốc gia 2017 chính thức được công bố
- Trung tâm Thiết bị PCCC 4/10 triển khai liên kết kinh doanh năm 2017
- Cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam
Ngọc Bích
Nguồn: http//: www.sohuutritue.net.vn